Công ty tư vấn khảo sát và thiết kế công trình Thân Hồng Quang

Uy tín - Chất lượng - Tiến độ - Hiệu quả

Hotline: 0902 296 117
Menu Hotline: 0902 296 117

Nhiệm vụ giám sát thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

Công trình xây dựng chỉ đảm bảo chất lượng khi các yếu tố cấu thành nên nó có chất lượng. Một trong các yếu tố đó là vật tư sử dụng cho công trình. Vật tư ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các nguyên vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm, các thiết bị, máy móc,… Sự đa dạng của vật tư đòi hỏi người kỹ sư giám sát phải có chuyên môn tương ứng, đồng thời cần có thêm kinh nghiệm mới có thể giám sát tốt các vật tư sử dụng cho công trình. 

Các vật tư này được "nối kết" lại với nhau tạo thành công trình hoàn chỉnh nhờ vào kỹ thuật thi công của từng công việc. Kỹ thuật thi công đúng qui định sẽ tạo nên một công trình đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên nếu quá trình thi công không có biện pháp hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng công trình. Như vậy, việc giám sát thi công và chất lượng công trình xây dựng đòi hỏi phải: 

  • Giám sát về vật tư 
  • Giám sát về kỹ thuật thi công 
  • Giám sát về biện pháp thi công 

Giám sát về khối lượng:  

Xác nhận khối lượng công việc mà đơn vị thi công đã thực hiện được; nắm rõ khối lượng nào thay đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) so với hồ sơ thiết kế, trên cơ sở đó để nghiệm thu khối lượng (theo hợp đồng và phát sinh).

Giám sát về tiến độ thi công: 

1. Giám sát tiến độ của từng công tác, đối chiếu với tiến độ mà đơn vị thi công đã dự trù trong bảng tổng tiến  độ, để từ  đó  đề nghị hoặc yêu cầu  đơn vị thi công có các biện pháp điều chỉnh thích hợp nếu tiến độ thực tế khác nhiều với dự kiến.

2. Giám sát việc phối hợp tiến  độ giữa các công tác để  đảm bảo tiến  độ  chung  thi  công công trình càng ngắn càng tốt (trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng công trình).  

Giám sát về an toàn lao động: 

Đảm bảo cho người lao động cũng như công trình được an toàn, không để xảy ra các sự cốđángtiếc.

Nhiệm vụ này đòi hỏi tư vấn giám sát phải nắm rõ các qui định về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong thi công và có kinh nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa không để xảy ra sự cố cho người cũng như công trình, nhất là trong thi công phần ngầm và phần trên cao.  

Giám sát về vệ sinh - môi trường: 

Đảm bảo trong quá trình thi công, thậm chí đến lúc thi công xong, không được để việc mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép, cả  trong phạm vi công trường cũng như khu vực xung quanh công trường. Nói chung trước khi bàn giao công trình phải giám sát đơn vị thi công thực hiện công tác khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở những khu vực bị ảnh hưởng do thi công công trình. 

Nội Dung Giám Sát Thi Công Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật Trong Đô Thị

Nội dung chung:   

 

Kiểm tra năng lực đơn vị thi công: kiểm tra danh sách ban chỉ huy công trình, cán bộ kỹ thuật, đội ngũ công nhân (cả số lượng và trình độ chuyên môn), thiết bị thi công và thiết bị thí nghiệm, đối chiếu với hồ sơ dự thầu; nếu có sai khác phải đề nghị đơn vị thi công giải trình. Chỉ khi có sự phê chuẩn của chủ đầu tư  thì mới được chấp nhận. Trước khi khởi công ĐVTC phải hoàn tất bảng thông báo về công trình theo đúng qui định và các công trình phụ, tạm phục vụ thi công. 

 

Kiểm tra vật tư xây dựng  ở tất cả các dạng (nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm) khi nhập về công trường và cả trong quá trình thi công (bảo quản, sử dụng). Các vật tư dùng trong các công trình xây dựng nói chung, trong các công trình hạ tầng kỹ thuật  đô thị nói riêng, rất  đa dạng về chủng loại, qui cách và thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Có loại vật tư ở dạng nguyên liệu thô (xi măng, cát, đá, cốt thép,…), có loại ở dạng bán thành phẩm (vữa BT thương phẩm, các chi tiết lắp ghép chế tạo sẵn,…), có loại ở dạng thành phẩm (động cơ, các cấu kiện BTCT hoàn chỉnh đúc sẵn,…). Có những loại vật tư chỉ cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật mà thiết kế qui định (thông qua các chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất hoặc thí nghiệm kiểm tra), có những loại phải xem xét đến cả mã hiệu, xuất xứ (nhà sản xuất, nơi lắp ráp, đơn vị cung cấp,…). Cần đặc biệt lưu ý những vật tư có nhiều loại (loại 1, loại 2, loại 3,…) và những thiết bị, máy móc dễ tân trang vì rất dễ bị qua mặt nếu không kiểm tra kỹ cũng như ít kinh nghiệm thực tế. Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần đề nghị ĐVTC làm thínghiệmđểkiểmtra.

Kiểm tra kỹ thuật thi công và biện pháp thi công của từng công tác. Tư vấn giám sát cần thường xuyên theo dõi việc thực thi các công tác của  đơn vị thi công. Khi phát hiện đơn vị thi công thực hiện không đúng qui trình và kỹ thuật thì phải yêu cầu  đơn vị thi công chấn chỉnh lại ngay mới cho làm tiếp, thậm chí phải tháo dỡ ra làm lại. Về biện pháp thi công, như đã biết, có thể có nhiều cách để thực hiện công việc theo các yêu cầu cho trước. Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mình mà đơn vị thi công chủ động đề xuất biện pháp thi công và đệ trình cho kỹ sư tư vấn  giám sát xem xét, phê duyệt. Nếu cảm thấy có khả năng không đảm bảo về kỹ thuật, về an toàn hoặc về tiến độ thì kỹ sư tư vấn  giám sát cần đề nghị đơn vị thi công giải trình (thông qua tính toán hoặc lý luận) đến khi nào chấp nhận được thì mới cho phép bắt đầu công việc.

Kiểm tra, thử nghiệm, vận hành các hệ thống đã lắp đặt đối với các công tác có yêu cầu.

Kiểmtracôngtácđảmbảoantoànlaođộngtạicôngtrường: 

•  Kiểm tra việc tổ chức học tập, phổ biến về nội qui, an toàn lao động của đơn vị thi công. TVGS cần yêu cầu  ĐVTC lập một  đội chuyên trách về an toàn lao động trên công trường, cung cấp danh sách các cán bộ, công nhân đã được học tập về an toàn lao động.
•  Kiểm tra việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho từng cá nhân (mũ, giày, găng, quầnáo,dâyđeokhilàmviệctrêncao,…).
•  Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn cho cả công trình: phòng chống cháy, nổ (nhất là ở những kho chứa chất dễ cháy, nổ), rò điện trong môi trường ẩm ướt, trong khu vực nhiều chất dẫn điện; trượt lở mái đào; ngã đổ các dàn bao che, sàn thao tác, ngã đổ các cấu kiện đang cố định tạm thời,…
•  Kiểm tra việc điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật nằm ngầm trong phạm vi thi công của đơn vị thi công trước khi khởi công để hạn chế tối đa các sự cố và tai nạn có thể xảy ra.
•  Kiểm tra việc lắp đặt hàng rào che chắn, các biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo người đi bộ và các phương tiện giao thông. 

Kiểm tra công tác vệ sinh - môi trường:
•  Kiểm tra việc thu dọn rác sinh hoạt trong công trường.
•  Kiểm tra việc thu dọn, để tạm đất đào, đất đắp, xà bần,… xem có hợp lý chưa.
•  Kiểm tra các biện pháp khi tháo nước trong cống, nạo vét bùn cặn,… có gây ngập đường hoặc bốc mùi hôi thối quá mức hay không. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy trình tư vấn giám sát

Xác định cách thức chuẩn bị, điều hành, kết thúc công tác tư vấn giám sát một hợp đồng tư vấn giám sát xây dựng công trình, phù hợp với các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, hồ sơ thiết kế và hồ sơ đấu thầu, và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

  1. Phạm vi áp dụng:

Qui trình này áp dụng đối với tất cả các hợp đồng tư vấn giám sát ký trực tiếp với công ty và do phòng quản lý dự án & giám sát chịu trách nhiệm thực hiện.

  1. Tài liệu tham khảo:

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.

- Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2005/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

- Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

- Nghị định về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà số 126/2004/NĐ-CP, ngày 26/05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

- Tài liệu ISO 9001:2000 mục 7.5: Sản xuất và cung cấp dịch vụ.

- Toàn bộ các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam hiện hành.

- Toàn bộ các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài tương ứng theo yêu cầu của hợp đồng tư vấn giám sát.

  1. Định nghĩa và từ viết tắt:

4.1 Định nghĩa:

Tư vấn giám sát xây dựng công trình là một hoạt động quản lý thi công công trình nhằm đạt được các yêu cầu về chất lượng xây dựng, tiến độ xây dựng, khối lượng thi công xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng và môi trường xây dựng. Tư vấn giám sát xây dựng công trình hoạt động độc lập có thu phí thông qua hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng.

4.2 Từ viết tắt:

- HĐ: Hợp đồng                      - XD: Xây dựng          - TC: Thi công

- GSV: Giám sát viên              - GS: Giám sát            - CT: Công trường     

  1. Nội dung:

5.1 Hợp đồng được ký kết: bao gồm

-         Tiếp nhận, tư vấn, giao dịch, phân tích, tổng hợp, thống kê, báo cáo, thanh toán, lưu trữ.

5.2 Chuẩn bị thực hiện hợp đồng:

-         Bổ nhiệm giám sát viên – thành lập tổ giám sát.

-         Tập hợp hồ sơ phục vụ cho công tác giám sát thường xuyên tại công trình và nghiệm thu.

5.3 Tư vấn giám sát:

-         Thực hiện nội dung giám sát:

  • Giám sát chất lượng xây dựng.
  • Giám sát tiến độ xây dựng.
  • Giám sát khối lượng thi công xây dựng.
  • Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng.
  • Giám sát môi trường xây dựng.

5.4 Nghiệm thu: Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành

-         Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.

-         Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng.

-         Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

5.5 Thanh toán, quyết toán: bao gồm

-         Tính toán, xác nhận khối lượng thi công xây dựng theo từng đợt giai đoạn nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu thi công.

-         Tổng hợp hồ sơ cần thiết cho bộ phận tài chính để thanh toán chi phí giám sát.

5.6 Báo cáo, lưu hồ sơ:

-         Báo cáo tư vấn giám sát.

-         Lưu hồ sơ.

-         Thống kê báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát công trình theo từng thời gian

 

0902 296 117